15
nhau vào bệnh viện Từ Dũ để làm đủ
các thủ tục xét nghiệm, điều trị với niềm
hi vọng sẽ có được một mụn con.
KHÁT KHAO LÀM CHA
Theo nghiên cứu, có khoảng 40%
nguyên nhân vô sinh là do nam giới.
Một người đàn ông sẽ có cảm xúc như
thế nào khi bị kết luận vô sinh hiếm
muộn? Họ sẽ đối diện như thế nào, làm
gì để vượt qua? Lấy vợ ở tuổi 34, lại là
con trưởng trong gia đình, anh Lê Du
huyện Quốc Oai, Hà Nội, luôn khao khát
có một đứa con, nhưng rồi niềm hi vọng
nhanh chóng bị dập tắt khi anh nhận kết
quả xét nghiệm vô sinh. Anh hoàn toàn
sụp đổ. Rồi vợ chồng anh quyết định xin
con nuôi. Sau 7 - 8 năm, họ quyết định
vào Nam kiếm việc làm và chữa trị. Cuối
cùng, ở tuổi 42, nhờ kĩ thuật thụ tinh ống
nghiệm IVF, anh Du đã được làm cha
của hai đứa con trai.
NHỮNG TRANG NHẬT KÍ
ĐẪM NƯỚC MẮT
Anh Quỳnh và chị Nguyễn Hương
Lan (Hà Nội) đã có một đám cưới hạnh
phúc vào năm 2008. Trong một lần đi
làm xét nghiệm, hai vợ chồng chị Lan
được chẩn đoán ở trong trường hợp
đặc biệt, rất khó để có con. Đây là một
đoạn trích từ những trang nhật kí ghi lại
hành trình đẫm nước mắt của vợ chồng
anh chị trong hơn 8 năm đằng đẵng đợi
con: “…Hơn 3 năm bên nhau”, chuỗi
hành trình mải miết vẫn là muốn một
đứa con! Mình đến khoa hiếm muộn nơi
này được bao lâu rồi nhỉ? Làm IUI cũng
chả thành, IVF tưởng tỉ lệ cao hơn mà
cũng không xong. Có mỗi đứa con thôi
mà sao khó khăn với tôi thế vậy ông
Trời ?!”. Anh Quỳnh và chị Lan tìm đến
phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF
và đã 5 lần thất bại, những trang nhật kí
mà chị Lan viết cứ ngày một dày lên, và
ngày càng thấm đẫm nước mắt. Họ đã
nghĩ đến chuyện giải thoát cho nhau…
ÔNG, BÀ ĐỠ MÁT TAY
Theo thống kê của Bộ Y tế, có
khoảng 7.7% các cặp vợ chồng ở Việt
Nam bị vô sinh hiếm muộn, nghĩa là cả
nước có tới 1 triệu cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ khó có khả năng có con. Năm
2018 đánh dấu chặng đường 20 năm thụ
tinh ống nghiệm của Việt Nam. Trong 20
năm qua, hàng chục ngàn em bé đã ra
đời tại Việt Nam nhờ phép màu IVF.
Ngày 30/4/1998, ba em bé thụ tinh
ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam đã
chào đời trong niềm vui vỡ òa của gia
đình 3 cháu bé, của tập thể y bác sĩ
bệnh viện Từ Dũ, của ngành y Việt
Nam, đồng thời thắp lên hi vọng cho
hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn
trên cả nước... Thành công của các ca
IVF đầu tiên đã đặt nền móng cho lĩnh
vực điều trị vô sinh hiếm muộn
Việt Nam. Khán giả của
Khát vọng ầu ơ
sẽ được gặp lại một trong 3 em bé được
thụ tinh ống nghiệm đầu tiên là Tuyết
Trân, giờ đã là nữ sinh 20 tuổi của Đại
học Tiền Giang. Mẹ của Tuyết Trân cũng
nhớ lại những kỉ niệm không thể quên
của thời khắc đón chào đứa con vợ
chồng chị đã chờ đợi suốt 8 năm.
Ngày 4/4/2002, ca sinh ba đầu tiên
nhờ thụ tinh ống nghiệm diễn ra mẹ tròn
con vuông tại Bệnh viện phụ sản Trung
ương. Người mẹ lúc đó đã 35 tuổi. Hai
vợ chồng chị đã phải vất vả nỗ lực trong
hơn 11 năm để có thể thụ thai. Khán giả
sẽ được nghe câu chuyện “đi tìm con”
đầy li kì của người mẹ này.
Có mặt trong chương trình Gala
Cuộc sống vẫn tươi đẹp:
Khát vọng ầu
ơ
là hai “cây đại thụ” của ngành sản
khoa Việt Nam, ông, bà đỡ mát tay của
hàng ngàn em bé thụ tinh ống nghiệm.
Đó là anh hùng lao động, GS - BS
Nguyễn Thị Ngọc Phượng - nguyên
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, vị
bác sĩ đầu tiên thực hiện thành công kĩ
thuật IVF tại Việt Nam. Cho đến nay bà
vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành sản
khoa. GS-TS- BS Nguyễn Viết Tiến,
hiện là Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia,
nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản
Trung ương. Họ sẽ cùng các nhân vật
chia sẻ câu chuyện cảm động khác về
hạnh phúc nở muộn nhờ kĩ thuật IVF.
Gala
Cuộc sống vẫn tươi đẹp
sẽ
phát sóng vào 15h, 20h ngày 30/12,
phát lại 1h30, 10h ngày 31/12 và 14h
ngày 3/1/2019 trên VTV4.
MAI CHI
Đối diện với muôn vàn khó khăn về
tài chính, áp lực về tinh thần...,
hành trình của những cặp vợ
chồng hiếm muộn đầy nước mắt
nhưng rồi hạnh phúc cũng đến khi
họ tìm đến phương pháp thụ tinh
ống nghiệm.
Ekip sản xuất chụp ảnh cùng khách mời của chương trình
Ca sĩ An Nhiên trình bày ca khúc Nhật kí của mẹ