10
1.
Tổ quốc, hai tiếng thiêng liêng đã làm rạo rực
những con tim của cả thế hệ anh hùng cầm
súng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng Tổ quốc hôm nay vẫn
hiện hữu, mãi là tiếng gọi thiêng liêng không chỉ nơi
biên cương hải đảo mà còn sâu thẳm từ trong cuộc
sống hàng ngày trong mỗi việc làm, hành động của
mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức xã hội. Sau 30 năm
đổi mới bước vào thời kì đất nước phát triển và hội
nhập quốc tế, vì Tổ quốc vẫn là vấn đề thời sự, mãi
là tình yêu, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và
người dân. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng đã rút ra một số bài học sau
30 năm đổi mới. Một trong những nội dung quan
trọng được chỉ ra là “phải đặt lợi ích quốc gia, dân
tộc lên trên hết, kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi…”. Vâng, tiếng gọi vì Tổ
quốc, vì dân tộc ngày càng thấm sâu, nhắc nhở
chúng ta. Đó cũng là định hướng để mỗi người điều
chỉnh hành vi của mình.
Trong các cuộc đàm đạo về thời cuộc, không ít
bậc "trưởng lão”, bậc thầy của chúng tôi về hoạt
động khoa học, xã hội luôn nhắc nhở một điều tâm
đắc: Thời nào cũng vậy, lẽ sống và lao động cống
hiến phải đi từ lợi ích dân tộc, đất nước, chăm lo đời
sống của nhân dân mới làm nên sự nghiệp phát
triển bền vững. Sống vì cá nhân chủ nghĩa, lợi ích
cục bộ, phe nhóm, xâm phạm đến lợi ích xã hội,
sớm muộn đều thất bại, trả giá đắt. Cuộc sống vốn
diệu kì, trong xã hội vẫn còn bao tấm gương coi
việc nước như việc nhà, như nhà văn Goocki đã nói:
"Vì Tổ quốc, cần phải giống như một bó lửa đầy
nhiệt tình để thực hiện nghĩa vụ”. Vẫn còn đó bao
tấm gương các thầy giáo, cô giáo đã nhiều năm
gắn bó với Trường Sa, các hòn đảo xa của Tổ quốc
để miệt mài dạy chữ, dạy người cho các em nhỏ.
Họ là người lính thực sự quên mình vì đất nước. Các
cô thầy đã thổi hồn vào lớp trẻ tình yêu biển đảo
quê hương, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những câu chuyện tử tế trên chương trình
Chuyển
động 24h
của Đài Truyền hình Việt Nam ghi lại
những việc làm dù nhỏ khắp mọi miền Tổ quốc,
đọng lại trong lòng, nhắc nhở chúng ta về tình yêu
con người, thấm đẫm tính nhân văn của thời cuộc
khi đồng tiền không phải là tất cả. Những đợt lũ lụt
vừa qua ở miền Trung như thử thách lòng người
trong cơn hoạn nạn. Không chỉ có hàng hóa, thức
ăn, tiền bạc mà còn là hình ảnh của lớp trẻ, của các
anh bộ đội chung tay chia sẻ, chịu đựng khó khăn
giúp đỡ bà con chạy lũ lụt, gây dựng lại cuộc
sống.v.v..
Chúng ta càng trân trọng ý nghĩa mỗi cuộc dấn
thân của các doanh nhân, doanh nghiệp. Lao động
và sáng tạo vì cuộc sống, tương lai của chính mỗi
con người, mỗi tập thể nhưng luôn đồng hành cùng
dân tộc, gắn bó lợi ích xã hội, đất nước. Những kết
quả đạt được trong quá trình phát triển và hội nhập
quốc tế về kinh tế là to lớn, tạo nên thế và lực mới,
nhất là về mặt xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông,
diện mạo các khu đô thị mới và các khu chung cư
tốt hơn cho cuộc sống của người lao động. Thị
trường hàng hóa được mở rộng, sức mua của dân
tăng cao. Bộ mặt nông thôn cơ bản đã đổi thay
trong hành trình xây dựng nông thôn mới, v.v… Làm
nên những điểm sáng đó trước hết vẫn là công sức
của người lao động, công nhân, nông dân, trí thức,
người chủ các doanh nghiệp gắn liền với sự lãnh
đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương dám
nghĩ, dám chịu trách nhiệm để tạo nên bước đột
phá trong hành động.
Như vẫn còn tươi mới hình ảnh hàng chục nghìn
cán bộ, công nhân, người lao động miệt mài khai
thác than trong lòng mỏ dưới độ sâu hàng trăm mét
không chỉ làm tăng sản lượng mà còn tìm cách hạ
giá thành sản phẩm để ổn định thu nhập, bảo đảm
đời sống. Những người nông dân đồng bằng sông
Cửu Long vật vã với thiên nhiên, nơi trước đây chỉ có
lợi thế nay phải chịu nhiều bất lợi từ việc ngăn chặn
đầu nguồn các dòng sông, biến đổi khí hậu, để làm
ra con cá, hạt lúa, góp phần bảo đảm nông, hải
sản xuất khẩu cho Tổ quốc. Ngư dân miền Trung
bất chấp đe dọa của thế lực bên ngoài vẫn kiên trì
bám biển. Biển đảo Tổ quốc mãi là quê hương, gắn
chặt với cuộc sống mình.v.v..
Tổ quốc nhìn từ dân ta trông thấy, Tổ quốc nghe
từ dân ta hiểu hết nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
2.
Năm 2017 vẫn còn văng vẳng trong tôi bao
tiếng nói của các đại biểu Quốc hội. Kì họp thứ
2 Quốc hội khóa 14, bên những gương mặt đã
quen thân nay có thêm nhiều gương mặt mới đã
đem đến nghị trường những tiếng nói nóng hổi từ
cuộc sống, vì tình yêu Tổ quốc, trách nhiệm với nhân
dân. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều đại biểu đã
chất vấn các thành viên Chính phủ về những dự án
tiêu tốn hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng không hiệu
quả, gây lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước,
của nhân dân. Nguồn tài nguyên đất nước bị sử
dụng lãng phí, môi trường ô nhiễm gây hậu quả lâu
dài. Chúng ta, ai cũng biết rõ trên con đường hướng
tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh, không ai có thể bứt ra khỏi
bối cảnh của không gian và thời gian nên thời cơ và
thách thức đi liền với nhau. Nhiều mâu thuẫn mới
nảy sinh, nhiều vấn đề mới xuất hiện. Ngày nay, hội
nhập kinh tế thế giới là xu thế phát triển tất yếu
trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Chúng ta chấp
nhận những thách thức mới và không chỉ có quyết
tâm mới vượt qua mà phải có những biện pháp cải
cách kiên quyết, đổi mới cơ chế quản lí, huy động trí
tuệ toàn dân, trọng dụng và làm bật dậy nhân tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm
nông trường Đông Hiếu,
Nghệ An ngày 10/12/1961.
VÌ TỔ QUỐC, NHÂN DÂN
MÃI LÀ TÌNH YÊU,
TRÁCH NHIỆM
NGỌC ĐẢN
Xuân Đinh Dậu 2017