7
PAY TV
chiến sắc đẹp
… Những tác phẩm
truyền hình mang hơi thở cuộc sống,
được thể hiện bằng kịch bản chặt
chẽ, cuốn hút và dàn diễn viên tài
năng, xinh đẹp… đã thực sự gây ấn
tượng với khán giả Việt Nam. Mặc
dầu ghi điểm ở địa hạt phim truyền
hình nhưng game show “made in
Thailand” vẫn thực sự là một dấu bỏ
ngỏ với người xem Việt. So với các
game show của Hàn Quốc hay Trung
Quốc, khán giả Việt Nam chưa có
cơ hội tiếp xúc nhiều với game show
Thái Lan.
Tính đến quý II năm 2016, truyền
hình Thái Lan là một trong ba quốc
gia đứng đầu bảng danh sách các
quốc gia sản xuất format hàng đầu
tại châu Á, bên cạnh Việt Nam và
Trung Quốc. Với 26 format, bao gồm
cả những format bản địa hóa như:
MasterChef Thailand, Thailand’s Got
Talent, Gossip Girl Thailand...,
có thể
nói, nền giải trí Thái Lan không thiếu
các chương trình, cuộc thi bắt kịp với
xu thế thế giới, song việc xuất khẩu
format “made in Thailand” vẫn là một
bài toán khó với các nhà kinh doanh
giải trí Thái Lan. Chính vì vậy, vài
năm trở lại đây, các đài truyền hình
tại quốc gia này đã bắt đầu những
bước đi đầu tiên, tận dụng mọi cơ hội
để vươn mình ra khu vực.
Với đặc điểm dám vượt ra ngoài
khuôn mẫu truyền thống, nhiều game
show Thái đã thực sự gây ấn tượng
với khán giả châu Á bởi sự phá cách
không giống ai. Đơn cử như cuộc
thi
Killer Karaoke Thailand
(Sát thủ
Karaoke Thái Lan) phiên bản 2016 đã
tạo được những nét độc đáo riêng,
giúp chương trình bứt phá về tỉ suất
người xem. Đây là một trong những
format được yêu thích hàng đầu tại
xứ sở Chùa Vàng hiện nay bởi tính
hấp dẫn, độc đáo và mới lạ. Vẫn là
một cuộc thi hát thông thường trên
truyền hình song người chơi phải vượt
qua nhiều thử thách là những chướng
ngại vật vô cùng “kinh dị” trong lúc
thể hiện tài năng ca hát của mình.
Không ít lần khán giả phải ngạc nhiên
hay khóc thét trước các loài côn
trùng, động vật đáng sợ xuất hiện
trên sân khấu, ngay trước mặt người
chơi như: rắn, giun, nhện, cá sấu...
hay những thử thách về tiếng ồn
đáng sợ như: bóng nổ, pháo nổ, dàn
kèn khủng… Bên cạnh đó là những
yếu tố làm phân tâm như màn khoe
thân của các mĩ nhân cực kì xấu hay
“dàn trai 6 múi”.
Trước đây, Việt Nam đã từng mua
bản quyền và thực hiện nhiều cuộc
thi truyền hình tương tự với các tên
gọi như:
Đố ai hát được, Tôi dám hát,
hay
Ai dám hát...
tuy nhiên, hiệu ứng
vẫn chưa quá mạnh mẽ. Nguyên
nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như:
sự kiểm duyệt gắt gao với các trò
chơi quá mạo hiểm, gây sốc, những
hình ảnh mất thẩm mĩ, người chơi vẫn
khá hiền và chưa bộc lộ nhiều cảm
xúc, sự tương tác với khán giả chưa
mạnh mẽ... Đây cũng là rào cản lớn
dẫn đến việc các format Thái chưa
có nhiều cơ hội tiếp xúc với khán giả
Việt một cách rộng rãi. Trên thực tế,
các nhà kinh doanh giải trí Thái Lan
lại nắm bắt nhược điểm “lười phá
cách” của nhiều chương trình giải
trí châu Á, tận dụng cơ hội để đưa
ngày càng nhiều chương trình giải trí
mang màu sắc “made in Thailand”
thâm nhập sâu hơn nữa vào các
quốc gia châu Á.
Diệp Chi
Các hình ảnh trong chương trình