50
D
u lịch
H
iện nay, tại New Delhi có tới
14 khu rừng rậm và 9 khu
rừng mới. Theo luật bảo vệ
cây năm 1994 của Delhi, cứ
một cây bị chặt bỏ thì phải trồng 10 cây
thay thế; nếu một cây xanh bị di dời thì
phải trồng bù 5 cây. Điều
bất ngờ là, để lập kế
hoạch phát triển,
bảo vệ rừng có tới
18 cơ quan phụ
trách. Delhi tự
hào là một trong
những thủ đô
xanh nhất thế giới.
Mỗi năm Delhi trồng
khoảng hơn 1,8 triệu
cây con. Và cũng thật dễ hiểu
khi Delhi phải có một lá phổi xanh khổng
lồ - chiếc máy điều hòa không khí tuyệt
vời giúp cho người dân vượt qua những
ngày mùa hè khắc nghiệt, nắng nóng tới
50 độ C.
Cây cối nhiều là vậy nên chẳng có gì
ngạc nhiên khi chim chóc bay rợp trời,
từng đàn sóc vẩy chiếc đuôi xinh như cục
bông trên những cành cây hay ô tô phải
phanh kít nhường đường cho một chú
hoẵng bất chợt chạy qua đường...
Chúng tôi ngạc nhiên vì những con vật
của rừng xanh này rất thân thiện với con
người. Chúng không hề có sự đề phòng,
sợ sệt nào. Quả là một sự... lạ với những
người đến từ nơi tận diệt các loài thú
hoang dã như chúng tôi. Đến Ấn, hơn
bao giờ hết tôi thấy xót xa khi nghĩ về
những quán chim trời, thịt thú rừng, về
những tay săn bắn có hạng ở quê nhà
...
Chỉ đến Ấn Độ tôi mới được sống
những khoảnh khắc tuyệt vời như thế.
Trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ được
thấy sóc vô tư trèo lên tay người tìm thức
ăn hay chứng kiến cảnh hàng vạn con
chim rúc đầu vào cánh ngủ ngon lành
trên các đường dây điện, hốc tường ở
nhà ga xe lửa mà cách có hai sải tay
Nơi bầu trời
rợp bóng chim bay
Khi đặt chân tới Ấn
Độ, tôi đã vô cùng ngạc
nhiên và thích thú khi đi qua cả
một khu rừng ở ngay giữa thủ đô
New Delhi. Con đường nhựa uốn lượn
giữa hai bên đường lá xum xuê, bạt
ngàn cây cối - lãnh địa của chim muông
và những loài vật hoang dã. Và, trong
suốt hành trình khám phá Ấn Độ, tôi đã
có những trải nghiệm thú vị với cuộc
sống hòa bình, hữu hảo với thiên
nhiên của người dân Ấn.
Khung cảnh thanh bình ở miền
quê Bắc Ấn Độ
Sóc nhí bò lên tay
du khách tại đền thờ
Taj Mahal