30
PAY TV
Nhiều người nhận xét, chị là
người hóa thân được nhiều vai diễn:
bi, hài, lẳng lơ, ngoa ngoắt, vậy điều
gì đã làm nên sự thành công ấy.
- Tôi nghĩ, đầu tiên là phải có
năng khiếu bẩm sinh. Điều này rất
cần thiết đối với những người hoạt
động nghệ thuật. Ngoài yếu tố ấy,
mình còn phải có kĩ năng nhập tâm,
hiểu sâu kịch bản, sống tận cùng
với số phận nhân vật và thể hiện
một cách tốt nhất có thể. Tôi có thể
hoàn thành được vai bà Thiếu “lẳng
lơ” (
phim Ma làng -
ĐD Nguyễn Hữu
Phần) hay Tú “cháo lòng” trong
Gặp
nhau cuối tuần
(ĐD Khải Hưng) hoặc
những vai chính kịch khác là do tình
yêu nghề. Với nghệ thuật, phải có
sự đắm đuối và toàn tâm, toàn ý thì
mới thành công được.
Vậy còn truyền thống gia đình?
- Bố mẹ tôi là nghệ sĩ cải lương,
các cụ cũng đã dành cả cuộc đời
để cống hiến cho nghệ thuật. Bảy,
tám tuổi tôi đã được lên sân khấu
cùng cha mẹ. Chính những tháng
ngày đó đã thổi vào tôi tình yêu
nghệ thuật. Khi lớn lên, tôi thi đỗ vào
các khoa: tuồng, chèo, cải lương,
cuối cùng tôi chọn khoa kịch nói, ra
trường tôi đầu quân vào sân khấu
kịch của Nhà hát Tuổi trẻ. Tôi nghĩ
rằng, sự định hướng của cha mẹ là
rất quan trọng. Sau này, cha mẹ tôi
mới tiết lộ, thấy con có năng khiếu
nghệ thuật nên đồng ý với cách
chọn nghề của con. Với tôi, mỗi vai
diễn, dù nhỏ hay lớn đều là những
trải nghiệm vô cùng đáng quý. Nghệ
thuật là một cuộc hành trình mà rất
Mỗi vai diễn
là một sự dấn thân
Thanh Tú
Gây ấn tượng từ các vai diễn
trong rất nhiều vở diễn
cũng như những bộ phim
truyền hình nhưng Thanh Tú
cho rằng, nghiệp diễn chưa
bao giờ là con đường trải
sẵn hoa hồng. Với chị, mỗi vở
kịch, bộ phim đều là những
thử thách đòi hỏi nghệ sĩ
phải tận hiến, dấn thân. Một
ngày cuối năm, Tú “cháo
lòng” đã có những chia sẻ
cùng Tạp chí
Truyền hình…
Sao: phim & đời