43
chân đá tảng… Đền được xây dựng
theo kết cấu bền vững, uy nghiêm.
Chính điện là một không gian mở.
Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ
đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía
trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi
tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự
do”. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng
đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ
là chuông đồng và khánh đồng. Ngoài
ra còn nhiều hạng mục công trình khác
tạo nên một không gian hài hòa, tinh
tế nhưng vẫn hết sức giản dị. Tháp Bảo
thiên (hay còn gọi là Báo thiên bảo
tháp) được xây dựng gần đền thờ Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba
Từ Hà Nội du khách có thể đi theo Đại lộ Thăng Long hoặc quốc lộ 32, sau đó
theo tuyến đường tỉnh lộ 414 (Sơn Tây - Đá Chông) đến Km8 khoảng 800m sẽ có
biển hướng dẫn du khách rẽ trái vào Vườn quốc gia Ba Vì.
- Từ Vĩnh Phúc du khách có thể qua cầu Vĩnh Thịnh rẽ trái đi theo đường tránh
Sơn Tây, đến ngã tư Sơn Lộc rẽ phải theo tỉnh lộ 414 đến Km8 + 800m sẽ có biển
hướng dẫn du khách rẽ trái vào Vườn quốc gia Ba Vì.
- Từ Phú Thọ du khách có thể qua cầu Trung Hà hoặc cầu Đồng Quang để hỏi
đường đi tiếp đến Vườn quốc gia Ba Vì.
- Từ Hòa Bình du khách đi đến tuyến đường Xuân Mai - Sơn Tây, hoặc tuyến
đường men theo sông Đà tới tỉnh lộ 414 (khu K9) sau đó hỏi đường đi tiếp đến
Vườn quốc gia Ba Vì.
Hoa cúc quỳ hay còn gọi là hoa dã quỳ ở Ba Vì
Nhà thờ đổ là một địa điểm chụp ảnh yêu thích
Vì và hoàn thành năm 2010 nhân dịp
kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội. Tháp gồm có 13 tầng, cao 26,9m,
trên cùng là quả hồ lô lớn bằng đồng.
Xung quanh tháp gồm có 88 pho tượng
lớn nhỏ và 8 vị Kim cương, được quay
về 8 hướng.
Một điểm du lịch tâm linh nữa
được đông đảo du khách ưa thích,
đó là Đền Thượng tọa lạc trên đỉnh
núi Ba Vì ở độ cao 1.227m - nơi thờ
Đức thánh Tản Viên sơn. Theo truyền
thuyết, đền Thượng được xây dựng từ
thời An Dương Vương, dân chúng nối
tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà
lên đỉnh núi Tản để xây đền. Qua thời
gian, ngôi đền cổ không còn nữa, ngày
nay, ngôi đền được trùng tu vẫn tựa
lưng vào núi tạo thế vững chãi, trang
nghiêm và độc đáo, hậu cung chính
là vách đá Thắt Cổ Bồng linh thiêng
và huyền thoại. Chính giữa ngôi Tam
Bảo là tượng Đức Thánh Tản ngự trong
long ngai sơn son thiếp vàng. Bên tả
thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại
Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà
Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn).
Xung quanh đền là những cây bách
xanh cổ hàng trăm năm tuổi, cành lá
gân guốc nhuốm màu rêu phong của
thời gian trông tựa như những con rồng
đang uốn lượn trên trời xanh vươn mình
ra che chở cho cả ngôi đền trước giãi
dầu mưa nắng, giữa chốn non cao luôn
lồng lộng gió thổi, mây giăng.
Từ lâu, cứ vào dịp cuối thu, đầu
đông, du khách ở khắp nơi, đặc biệt là
các bạn trẻ lại có hẹn ở Ba Vì vì đây là
thời điểm loài hoa vàng tưng bừng khoe
sắc. Hoa cúc quỳ hay còn gọi là hoa
dã quỳ, hoa sơn quỳ, hoa hướng dương
dại… được người Pháp đưa về trồng trên
núi Ba Vì từ những năm 30 của thế kỉ
trước. Giữa bạt ngàn rừng xanh của
Vườn quốc gia Ba Vì, màu vàng rực rỡ
của loài hoa cúc quỳ ẩn hiện bên sườn
núi có sức lôi cuốn, mê hoặc mạnh
mẽ. Sau khi mua vé tham quan, từ
cổng kiểm soát vé lên cốt 400m đi qua
những đoạn đường uốn lượn, du khách
đã được ngắm nhìn những dải hoa dã
quỳ vàng rực dọc hai bên đường. Qua
rừng thông khoảng 200m du khách
gửi xe, rẽ trái đi bộ khoảng 300m sẽ
đến được rừng hoa dã quỳ có diện tích
rộng khoảng trên 10 ha, gồm 5 khu, có
tuyến đường mòn dài trên 3km.
Khi dạo bộ giữa những thảm hoa
vàng rực để ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên
của loài hoa dã quỳ và thả hồn trong
miên man giữa mây, gió, đất trời Núi
tổ - Nơi phát tích của truyền thuyết
Sơn
Tinh - Thủy Tinh
một câu truyện tình
thần thánh giữa Tản Viên - Sơn Tinh
với Ngọc Hoa Công chúa, du khách
như lạc vào một miền cổ tích.
Bài và ảnh:
MAI CHI