5
phát ngôn viên của Sogou vẫn khẳng
định với kênh CNBC: “Công nghệ
người dẫn chương trình AI của Tân Hoa
xã là sự kết hợp nhiều tiến bộ mới nhất
trong khả năng phát hiện hình ảnh,
tổng hợp giọng nói để tạo ra MC ảo
thực sự, với khả năng phát ngôn như
người thật”.
AI - TRIỂN VỌNG VÀ RÀO CẢN
VỚI VTV
Mới đây, Đài THVN đã phối hợp
với công ty Tekcast và công ty Al+ tổ
chức buổi hội thảo về ứng dụng công
nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản xuất các
chương trình truyền hình. Tại buổi hội
thảo, các diễn giả đã giới thiệu các sản
phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo của
công ty Al+ (Nhật Bản), đơn vị chuyên
cung cấp giải pháp về trí tuệ nhân tạo
và đã có những sản phẩm thành công
cho nhiều lĩnh vực tại Nhật. Diễn
giả Nguyễn Tiến Đức, Tiến sĩ về AI
của Nhật Bản, đại diện cho Al+ đã
giới thiệu tới hội thảo công nghệ P.A.I
(Personal AI) gồm: Engine Tái tạo giọng
nói (tiếng Việt), xử lí hình ảnh, máy
học Machine Learning, trợ lí ảo và các
ứng dụng công nghệ P.A.I trong các
lĩnh vực hiện nay. Theo đó, P.A.I có thể
giúp tái hiện hình ảnh một nhân vật
giống hệt nhân vật gốc từ cử chỉ, giọng
nói và khuôn mặt, tạo ra nhiều lợi ích
trong các lĩnh vực như giao thông, xử lí
công việc….
Tại buổi hội thảo, công ty Al+ đã
đưa ra đề xuất cùng VTV xây dựng một
nhân vật phóng viên, biên tập viên
ảo có thể dẫn tự động đối với một số
Trao đổi với phóng viên TCTH, ông Đinh Đắc
Vĩnh, phó tổng giám đốc Đài THVN, cho
biết: “Triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo
trong sản xuất chương trình của VTV là rất
lớn, song những rào cản mà VTV phải đối
mặt cũng không ít. Hầu hết các hệ thống
AI đều học hỏi thông tin do con người cung
cấp, đây là một hình thức học tập có giám
sát. Tuy nhiên, AI có thể mở rộng và học hỏi theo cách tự nhiên không có giám
sát khiến bản thân những người sản xuất chương trình cũng không thể kiểm
soát được. Một rào cản khác là niềm tin của con người. Hiện nay, AI vẫn là một
khái niệm khá mới mẻ nên nhiều người vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn. Niềm tin
của mọi người đang tăng dần nhưng có thể phải cần 2-3 năm nữa, AI mới
được chấp nhận ứng dụng rộng rãi. Thêm vào đó, để đưa AI vào ứng dụng,
cần phải tích hợp với các hệ thống kĩ thuật, hạ tầng quản lí điều hành, quản lí
tài nguyên, quản lí sản xuất… hiện có của VTV. Các vấn đề về chuẩn, phần
mềm… sẽ là trở ngại lớn về phương diện kĩ thuật. Ngoài ra, còn một số rào cản
khác đang dần được khắc phục và chúng ta phải vượt qua thì mới có thể đưa
công nghệ AI vào ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và kinh
doanh nội dung của VTV”.
Hội thảo về ứng dụng AI vào
sản xuất chương trình do VTV tổ chức
Người dẫn chương trình tin tức AI
của Tân Hoa Xã
bản tin trên kênh truyền hình, dựa trên
nguồn dữ liệu là giọng nói, video của
phóng viên, biên tập viên của VTV,
thông qua hệ thống xử lí thông minh do
Al+ thiết lập. Theo các diễn giả, mỗi
MC AI có thể làm việc 24 giờ một ngày
trên trang web chính thức và các nền
tảng truyền thông xã hội khác nhau,
qua đó giúp giảm chi phí sản xuất và
nâng cao chất lượng bản tin. Tuy nhiên,
công nghệ “MC ảo” này vẫn có những
hạn chế và thách thức riêng.
Theo Phó Tổng giám đốc Đài THVN
Đinh Đắc Vĩnh, đối với ngành công
nghiệp nghe nhìn, trí tuệ nhân tạo đã
được ứng dụng trong vài năm qua ở các
lĩnh vực quản lí, khai thác tài nguyên,
tạo siêu dữ liệu (metadata), tìm kiếm,
tạo nội dung, sản xuất tin tức, phát
thanh viên tin tức, tạo phụ đề, phân
tích dữ liệu… Tuy mới đang ở giai đoạn
sơ khai nhưng để tránh bị bỏ lại phía
sau, các nhà lãnh đạo tổ chức, doanh
nghiệp nói chung và cả VTV cần sẵn
sàng cho tương lai này và chuẩn bị tâm
thế đón nhận công nghệ AI nhằm giúp
tận dụng tối đa nguồn lực của mình.
MỸ QUY