36
KHÔNG GIAN
VĂN HÓA
PHIM TRƯỜNG ĐA SẮC
Các bộ phim hợp tác với ekip nước
ngoài mang lại cái nhìn mới mẻ cho
khán giả từ góc nhìn của bạn bè thế
giới về những câu chuyện gắn với hình
ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Trong quá trình làm việc chung, những
nhà sản xuất, diễn viên trong nước
cũng có cơ hội giao lưu, trao đổi phong
cách làm phim chuyên nghiệp với các
nền điện ảnh hàng đầu quốc tế, từ đó
thúc đẩy nền công nghiệp điện ảnh
trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Trên phim trường của các bộ phim
hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài,
ngôn ngữ và khác biệt văn hóa luôn
là vấn đề lớn nhất. Sự trao đổi giữa
đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất mất
nhiều thời gian hơn cho việc phiên
dịch. Diễn viên Hiếu Hiền kể, đoàn
phim
Cuộc gọi định mệnh
hợp tác với
Mông Cổ may mắn có giám đốc sản
xuất Unuu Bold là người từng học tiếng
Việt 4 năm nên đã giúp đạo diễn Tamir
Bat Ulzii và các diễn viên hiểu nhau
hơn. Nếu không có nhân vật quan trọng
này thì đoàn phim sẽ gặp khó khăn khi
phải phiên dịch từ tiếng Việt sang ngôn
ngữ trung gian là tiếng Anh rồi mới đến
tiếng Mông Cổ và ngược lại. Quá trình
chuyển ngữ chắc chắn khiến cho các ý
kiến của thành viên đoàn phim bị “tam
sao thất bản”. Những sự chỉ đạo, tranh
luận trên phim trường bị chậm hơn một
bước đôi khi cũng gây ức chế chung,
ảnh hưởng đến quá trình làm phim.
Nhưng nhờ có sự nỗ lực hết mình mà
bộ phim
Cuộc gọi định mệnh
đánh dấu
dịp kỉ niệm 65 năm hợp tác ngoại giao
giữa Việt Nam và Mông Cổ hoàn thành
tốt đẹp. Bộ phim vừa ra rạp vào tháng
3/2019 với phản hồi tốt từ khán giả.
Tuy phim hợp tác sản xuất với Mông
Cổ nhưng lại gần với thị hiếu của đa số
khán giả qua những yếu tố thuần Việt.
Sự khởi đầu này sẽ đánh dấu cho nhiều
dự án tiếp theo hứa hẹn sẽ đầu tư trong
tương lai gần.
Yếu tố khác biệt văn hóa cũng
là rào cản lớn với vấn đề ngôn ngữ.
Những chi tiết bất ngờ, xúc động, gây
cười… phải gắn liền với cuộc sống
thường nhật thì mới tạo cảm xúc cho
khán giả. Nếu không hiểu được nghĩa
bóng của lời thoại hay một sự kiện
nhất định với người dân nước đó thì
cũng khó có thể tạo sức thuyết phục
cho bộ phim. Đây là điểm mà các bộ
phim chuyển thể từ kịch bản của tác
phẩm văn học nước ngoài, phim làm
lại… luôn phải chú trọng để không bị
xem là sản phẩm ngoại lai. Những hạt
sạn trong phim hợp tác cũng là yếu tố
khiến các bộ phim như
Lala: Hãy để
anh yêu em
,
Những cô gái và găng -
tơ
… không tạo được hiệu quả như mong
muốn dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc
và công sức. Phim dù có sự tham gia
của nhiều diễn viên tốt của nước ngoài
cũng không cứu nổi lỗ hổng kịch bản.
Trong bộ phim
Hồn papa, da con
gái
do đạo diễn người Nhật Ken Ochiai
chỉ đạo thực hiện, kết hợp cùng với đạo
diễn, nhà sản xuất Charlie Nguyễn,
biên kịch Micheal Thái chuyển thể từ
một câu chuyện Nhật đã tạo xúc động
về tình cha con. Tuy vậy, cảnh phim
cuối cùng đã tạo ý kiến tranh cãi. Đó
là nhân vật người cha trong thân xác
cô con gái học lớp 11 vừa múa ba lê
vừa hút thuốc lá điện tử. Dù cảnh này
không bị cắt khi kiểm duyệt nhưng
chuyện người cha không màng đến sự
NHỮNG BỘ PHIM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI LÀ LUỒNG GIÓ MỚI
CHO ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM. TUY NHIÊN, CON ĐƯỜNG NÀY KHÔNG PHẢI
LÚC NÀO CŨNG SUÔN SẺ VỚI MỘT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ẢNH CÒN
NON TRẺ NHƯ NƯỚC TA.
CON ĐƯỜNG GIAN NAN
CỦA PHIM HỢP TÁC
Phim
Cuộc gọi định mệnh
Đoàn phim
Thiên đường