21
người thân, bạn bè giúp đỡ nhưng vẫn
không thể đủ được, vì số tiền lúc đó
quá lớn với một sinh viên như tôi. Còn
hiện tại tôi cần “thở” một chút đã.
Dù sao khí nhạc vẫn ít có đất
sống trong âm nhạc đại chúng. Chị có
thể làm gì để thay đổi điều này?
Tôi bắt đầu với cello khá muộn, đã
không ít lời gièm pha rằng tôi sẽ không
đi đến đâu với cello đâu. Nhưng cô bé
ngày đó vẫn mỗi cuối tuần (thứ Sáu)
bắt xe đò từ Huế ra Hà Nội học thêm
với giáo sư Vũ Hướng rồi Chủ nhật bắt
xe đò vào lại Huế. Suốt một năm như
vậy rồi mới thi đỗ vào hệ đại học Học
viện Âm nhạc quốc gia. Vì tôi bắt xe
rẻ để đi nên có những lúc tỉnh dậy trên
xe đò, mở mắt ra thấy toàn gà, lợn,
tôi vẫn ôm khư khư cây đàn cello bên
cạnh. Càng khó càng phải cố, đằng
đẵng gần 15 năm trôi qua, giờ sắp
nhận bằng Tiến sĩ âm nhạc và chơi
cello vững vàng hơn nhưng tôi không
quên được những tháng ngày cơ hàn
đó. Tôi biết rằng, cần có thời gian để
mọi người yêu thích và tiếp nhận nhiều
hơn âm nhạc cổ điển. Nhưng cá nhân
tôi vẫn cố hết sức để phổ cập cello và
âm nhạc cổ điển cho công chúng Việt
Nam. Bởi cần thời gian không có nghĩa
là cứ để thời trôi qua mà là phải làm
hết sức trong công cuộc phổ cập cello
và nhạc cổ điển đến mọi người. Theo
tôi, một trong những cách tối ưu nhất là
đầu tư cho thế hệ mầm non từ bây giờ
thông qua giáo dục định hướng và phổ
cập âm nhạc cổ điển.
Được biết, đằng sau những dự án
âm nhạc hoành tráng của Hoài Xuân
có một người bạn lớn hỗ trợ cả về vật
chất, tinh thần. Xuân có thể tiết lộ cho
độc giả biết về người bạn này?
Có thể nói, người bạn đó là “cuốn sổ
nợ dày đặc mà tôi ghi nợ” suốt 5 năm
trong công cuộc phổ cập cello ra với
công chúng. Nợ việc học, việc chăm
sóc bản thân và nợ cả nghĩa tình mà
nhiều người thân đã dành cho tôi.
Vai trò của các Mạnh Thường
Quân, bạn đồng hành với các nghệ sĩ,
nhất là trong nhạc cổ điển, là không
thể thiếu từ xưa đến nay. Phải chăng
chị đã may mắn gặp được “tri kỉ”, ít
nhất là trong âm nhạc để có được
thành công hôm nay?
Có nhiều Mạnh Thường Quân
giúp tôi mua những vé VIP của Cello
Fundamento và đó là khoản tiền dùng
để ủng hộ các bạn sinh viên, học sinh
cần giúp đỡ thôi. May mắn nhất của
tôi là được khán giả đón nhận. Còn lại,
chỉ có thể nói là tôi quá liều vì những
gì mình đã thực hiện.
Bí quyết thành công quan trọng
nhất mà Hoài Xuân muốn chia sẻ với
các bạn trẻ, nhất là những người muốn
theo đuổi nghệ thuật?
Tôi chưa nghĩ mình thành công nên
để khuyên các bạn thì tôi chưa dám
khuyên. Tôi chỉ muốn nói từ chính
kinh nghiệm của mình, đó là cố gắng
học hành chăm chỉ nhất có thể và đi
theo con đường riêng bằng chính đôi
chân của mình, những sản phẩm cho
ra mắt với công chúng dù chưa hoàn
hảo nhưng phải được xuất phát từ
chính ý tưởng, tư duy, sức sáng tạo của
chính mình.
Cảm ơn Hoài Xuân và chúc chị
thành công!
T.H
(Thực hiện)
Đinh Hoài Xuân là Thủ khoa Violoncello Học viện Âm nhạc Huế năm 2005. Cô
tốt nghiệp xuất sắc Thạc sĩ biểu diễn Violoncello tại Học viện Âm nhạc Việt Nam
năm 2012 và hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành biểu diễn Cello tại Đại học
âm nhạc quốc gia Bucharest, Rumani. Chị cũng là người sáng lập chuỗi sự kiện
âm nhạc quôc tê
Cello Fundamento
tai Ha Nôi, mà tiền thân là chương trình
“Violoncello Concert” đã diễn ra thành công tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam, Nhạc viện Huế và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng
12/2016. Hòa nhạc quốc tế
Cello Fundamento
ra đời từ niềm đam mê và mong
ước của nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân, từ tình yêu tha thiết của cô dành cho Cello và
nhạc cổ điển. Thông qua
Cello Fundamento,
cô muốn mang đến cho khán giả
không chỉ là một chương trình hòa nhạc đỉnh cao, mà còn là một góc nhìn mới
về văn hóa thưởng thức âm nhạc cổ điển tại Việt Nam.